Bánh cuốn là món ăn dân dã quen thuộc với người dân Việt Nam từ bao đời. Miếng bánh mỏng tang được làm từ hạt gạo ngày mùa, trắng muốt, mềm mại ăn cùng thứ nước chấm đậm đà. Một món ăn không màu mè, cầu kỳ trong cách chế biến nhưng lại có thể khiến người ăn thích mê.
Bạn quan tâm:
- Chả mực lá lốt thơm ngon khó cưỡng
- Đổi gió cho bữa ăn gia đình bằng món chả mực Hạ Long thơm ngon khó cưỡng
Ở mỗi vùng miền, người dân lại có cách chế biến bánh cuốn khác nhau cho phù hợp với khẩu vị của địa phương. Nếu như vùng Lạng Sơn, Hà Giang ăn bánh cuốn trứng cùng thứ nước chấm ngòn ngọt của nước hầm xương thì bánh cuốn Phủ Lý lại ăn kèm với thịt nướng tẩm ướp gia vị từa tựa như bún chả Hà Nội.
Nức tiếng nhất phải kể đến bánh cuốn Thanh Trì đã trở thành thương hiệu. Ban đầu, bánh cuốn Thanh Trì thứ thiệt chỉ là lớp bánh cuốn chay được các cô thôn nữ đem từ vùng ngoại thành vào bán, tùy khẩu vị, có người ăn cùng chả quế. Sau này, bánh cuốn Thanh Trì có thêm lớp nhân từ mộc nhĩ và thịt lợn băm. Ngày nay, người đầu bếp còn sáng tạo ra nhiều kiểu ăn khác như ăn cùng với nấm, tôm hay thịt gà.
Thế nhưng, ai từng tới vùng đất Hạ Long Quảng Ninh, sẽ thấy bất ngờ trước sự kết hợp độc đáo giữa bánh cuốn là sản vật của vùng đồng bằng với chả mực, một đặc sản đậm đà hương vị miền biển. Chẳng cần quảng cáo, chả mực Hạ Long đã nổi danh xa gần bởi mùi vị hấp dẫn, khó quên. Mực thì vùng biển nào cũng có nhưng người dân nơi đây tin rằng chỉ có mực Hạ Long thứ thiệt mới có thể cho ra được loại chả mực hảo hạng, dai ngon, thơm nức.
Chả mực ngon là loại được giã tay, không giã nhuyễn như giã giò để đảm bảo vẫn còn độ giòn vừa phải. Trong quá trình giã, người Hạ Long cho thêm các loại gia vị như tiêu, tỏi để khi rán dậy lên hương vị. Chả mực cũng rất kén lửa vì thế phải giữ lửa, không quá to cũng không được quá nhỏ.
* Xem thêm : Mua chả mực Hạ Long ở đâu ngon
Bánh cuốn Hạ Long thường ăn với ruốc tôm. Theo những người sành ăn, tôm được chọn làm ruốc phải là những chú tôm rảo biển tươi xanh, khi trần lên thì tôm có màu đỏ au, có vị ngọt đậm, kích thích vị giác của người ăn. Nếu là loại tôm loại 1 thì sẽ có màu đỏ tự nhiên, không cần can thiệp của các loại phẩm màu độc hại.
Khác với bánh cuốn những miền khác là ăn kèm với lát ớt chỉ thiên đỏ rực, cay xé, bánh cuốn Hạ Long ăn cùng với ớt bột nhưng phải là loại ớt bột từ vùng Đông Triều thơm và cay đặc trưng. Chỉ cần một thìa nhỏ cũng đủ khiến thực khách xuýt xoa. Người Quảng Ninh thường ăn bánh cuốn cùng rau muống chẻ, húng và mùi ta; khi ăn, đưa cả bát lên miệng để và, đồng thời hít hà vị cay xè của ớt bột.
Loại gạo dùng làm bánh được lấy từ khu vực huyện Quảng Yên, khi tráng lên có màu trắng tinh khiết, mềm mại. Miếng bánh dày dặn, hào sảng như người dân đất Mỏ hồn hậu, khi đưa lên miệng có cảm giác đầy miệng hơn bánh cuốn Thanh Trì mỏng manh. Tuy nhiên, theo nhiều thực khách thì vị bánh có vị hơi chua hơn bánh các vùng miền khác.
* Xem thêm : Mực chế biến kiểu gì ngon nhất? Đó chính là món Chả mực Hạ Long Quảng Ninh, món đặc sản này đã nức tiếng khắp mọi miền đất nước mặc dù có nhiều nơi làm chả mực nhưng chả mực Hạ Long luôn có một hương vị đặc biệt khiến người ăn nhớ mãi. Chả mực Hạ Long tự hào là món chả mực ngon nhất Việt nam