Tôm rim tiêu là món ăn thơm ngon bổ dưỡng, đặc biệt thích hợp cho trẻ nhỏ và người già có nhu cầu bổ sung canxi. Nếu bạn đang băn khoăn không biết chế biến món ăn gì vừa đơn giản vừa ngon miệng vừa ý cả nhà thì hôm nay DASAVINA sẽ cùng bạn vào bếp trổ tài làm món tôm rim tiêu để làm phong phú thực đơn ngày cuối tuần này nhé!
Nội dung bài viết
Hướng dẫn làm món tôm rim tiêu thơm ngon đơn giản tại nhà
Nguyên liệu làm món tôm rim tiêu
- Tôm tươi to 300gr
- Hành khô, hành lá
- Tỏi
- Hạt tiêu xay (hoặc bạn cũng có thể thêm tiêu xanh nếu muốn)
- Gia vị: Dầu ăn, nước mắm, đường vàng, hạt nêm, muối bột canh
Xem thêm:
- Sá sùng khô🐛 tại https://sasung.com.vn/san-pham/sa-sung-kho/
- Ruốc tôm🍤 tại https://ruoctom.com/
- Tôm khô🦐 tại https://tomkho.com.vn/
Các bước làm món tôm rim tiêu
Bước 1: Tôm bóc bỏ vỏ và chỉ lưng , rửa sạch. Sau đó đem ướp cùng với 1 thìa cà phê hạt nêm trong khoảng 15 phút cho tôm thấm gia vị
Bước 2: Thắng nước hàng: cho 2 cà phê đường và 2 thìa cà phê thước, đun nhỏ lửa tới khi chuyển sang màu cánh gián là được
Bước 3:
- Hành + tỏi khô bóc vỏ băm nhuyễn;
- Hành lá rửa sạch và thái khúc dài khoảng 2 cm
- Tiêu xanh tách rời từng trái nhỏ ra khỏi cuống, rửa sạch và để khô nước
Bước 4:
- Cho hành băm, tỏi băm vào chảo dầu nóng, phi đến khi thơm vàng thì cho tôm vào đảo trong 5 phút
- Thêm hạt nêm, đường, tiêu xanh, tiêu xay, nước mắm
- Cho nước đường thắng vào, đảo đều, rim nhỏ lửa đến khi tôm săn lại, nước sền sệt
Bước 5: Rắc chút hành lá, đảo đều và tắt bếp. Bày ra đĩa, rắc thêm chút tiêu xay cho đẹp mắt và thưởng thức
Như vậy, chúng ta vừa hoàn thành xong món tôm rim tiêu thơm ngon bổ dưỡng tại nhà rồi.
Nếu bạn không có tôm tươi làm nguyên liệu thì có thể tham khảo mua tôm nõn khô Hạ Long chính hiệu tại Đây
Chúc bạn thành công và có những bữa ăn sum vầy ngon miệng bên gia đình!
Những lưu ý khi ăn món tôm nói chung và tôm rim nói riêng
- Không nên ăn tôm sống hoặc tôm tái, vì trong tôm có rất nhiều giun sán và ký sinh trùng do sống trong môi trường nước
- Khi rim tôm, nhiều người có thói quenn để cả vỏ tôm lại, nhưng cách này rất dễ gây hóc và làm cho bệnh ho trở nên nặng hơn
- Phụ nữ và người sau phẫu thuật KHÔNG NÊN ăn tôm vì có thể gây khó tiêu hóa và hình thành sẹo lồi
- Nên tìm hiểu kỹ cơ địa có dị ứng tôm không trước khi ăn, vì dị ứng tôm có thể gây mẩn ngứa, hoa mắt chóng mặt, nôn mửa
- Không nên kết hợp nấu hoặc ăn món tôm cùng các lại rau quả giàu Vitamin C, Vì Vitamin C kết hợp với các thành phần có trong tôm có thể gây ngộ độc đối với những người nhạy cảm
- Không nên ăn vỏ tôm để bổ sung canxi, vì các nhà khoa học đã chứng minh canxi chứa trong phần thịt, chân và càng của tôm, như vậy, việc ăn vỏ hay bỏ vỏ không ảnh hưởng gì đến lượng canxi vốn có trong tôm
- Không nên kết hợp nấu tôm và bí đỏ. Vì theo Đông y, 2 loại thực phẩm này đều có tính hàn và công dụng như nhau, nếu kết hợp có thể gây ra bệnh kiết lỵ – một bệnh còn nguy hiểm hơn cả bệnh tiêu chảy!
Thành phần dinh dưỡng của tôm
Protein: Tôm là hải sản giàu protein, ít calo, ít không tạo cholesterol xấu trong máu. Đặc biệt tốt để bồi bổ cho người mới ốm dậy, người đang trong chế độ giảm cân.
Canxi: Vấn đề này thì không cần phải bàn cãi thêm, trong tôm chứa rất nhiều canxi, tốt cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng, người lớn tuổi bị thiếu hụt canxi. Ban có thể bổ sung canxi bằng cách chế biến tôm thành các món dễ ăn như: tôm rim, tôm hấp, ruốc tôm, cháo tôm…
Vitamin B12: Cobalamin (B12) là loại vitamin phức tạp nhất góp phần tham gia vào quá trình chuyển hóa và sinh hóa năng lượng trong cơ thể người và nhiều hoạt động quan trọng khác, thiếu Vitamin B12 dễ gây nên tình trạng uể oải, mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí nặng hơn là dễ gây các bệnh thiếu máu, suy giảm trí nhớ, tổn hại đến hệ thần kinh
Selen: trong 100gr tôm chứa 1/3 lượng selen cần thiết cho cơ thể hàng ngày, selen là chất có khả năng loại bỏ các kim loại nặng ra ngoài cơ thể, góp phần ngăn ngừa ung thư, cụ thể hơn, các bác sĩ khuyên nên thường xuyên bổ sung tôm vào thực đơn để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư
Sắt: Tôm là một trong những loại thực phẩm cung cấp nhiều sắt nhất, sắt là thành phân dinh dưỡng thiết yếu cần có cho tất cả cơ quan và mô trong cơ thể. Sắt ảnh hưởng rất lớn đến việc tuần hoàn máu trong cơ thể, nếu thiếu sắt, cơ thể sẽ mệt lả và có hiện tượng khó thở do thiếu máu.
DHA: Như các bạn đã biết, DHA là một dưỡng chất rất tốt cho não bộ và tăng cường sự phát triển thị giác ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong tôm chứa một lượng DHA cần thiết mà các bà mẹ nên chú ý để bổ sung cho con trong thời kỳ đầu của giai đoạn mới phát triển, có thể bổ sung bằng cách chế biến tôm thành các món ăn như cháo, canh hoặc đơn giản là luộc lên đưa cho trẻ tự ăn đối với những trẻ đã có thể tự ăn
Omega-3: Nhóm Omega rất cần thiết cho cơ thể, thiếu Omega-3 dễ gây tình trạng chán nản, mệt mỏi, trầm cảm. Nếu cảm thấy có hiện tượng này, bạn nên bổ sung ngay tôm vào thực đơn để cơ thể được bổ sung năng lượng, đặc biệt là Omega-3 giúp chống oxy hóa- đẩy lùi lão hóa nhé!
Ngoài các dưỡng chất thiết yếu trên, trong tôm còn có rất nhiều các vi chất thiết yếu khác. Tuy vậy, không được quá làm dụng món tôm, có thể gây tình trạng thừa đạm, thừa chất. Nên tham khảo các thông tin để cân đối được dinh dưỡng trong thực đơn của cả gia đình.
Chúc bạn và gia đình thật dồi dào sức khỏe, xem thêm ngay Hướng dẫn làm món tôm chiên xù cực ngon.
Tham khảo: https://dulichkhatvongviet.com/tom-dong-lanh/