Trước đây mình rất ngại làm mực, thường nhờ những người bán hàng ở ngoài chợ làm giúp mỗi khi mua. Từ khi biết cách tự làm mực thì mình đều tự làm và cảm thấy sạch sẽ hơn rất nhiều.
Ban đầu làm khá chậm nhưng chỉ qua vài con mực là mình quen ngay. Mình đã chế biến được nhiều món mực ngon cho gia đình như : Mực xào cải thảo, Mực viên tuyết hoa….Hy vọng chia sẻ này của mình hữu ích đối với các bạn.
Đầu tiên, khi chọn mực, bạn nhớ chọn mực tươi ngon, da không bị trầy xước. Xem thêm: Cách chọn mực tươi ngon không phải ai cũng biết
Nội dung bài viết
Cách làm mực tươi chuyên nghiệp
Rửa mực và sơ chế mực
- Sau khi chọn những con mực tươi ngon nhất,
- Bạn cần rửa qua bằng nước muối gừng loãng, vì mực là loại hải sản dễ bị giun, sán ký sinh trùng vào da, đặc biệt là các râu, xúc tu
- Bạn cũng có thể rửa qua mực bằng rượu trắng.
Tham khảo:
– Nắm chặt phần râu mực, kéo nhẹ phần râu mực ra khỏi thân.
– Túi mực (màu đen ở giữa), tuyến tiêu hóa (màu nâu dính với phần đầu mực).
– Đây là khâu rất quan trọng, vì nếu bạn không rút túi mực thì khi vỡ túi sẽ khiến món ăn nhuốm màu đen sì, mật vỡ thì sẽ gây đắng, mất vị ngon.
– Nếu túi mực bị vỡ có thể rửa sạch dưới vòi nước chảy.
Làm sạch phần nội tạng của mực
– Kéo nhẹ phần xương sống màu trắng trong ra khỏi thân mực.
– Có thể dùng ngón tay giúp tách nhẹ lớp màng bám để việc kéo râu và ruột mực ra dễ dàng hơn.
– Giai đoạn này nếu muốn cắt khoanh thì bạn rửa sạch, loại bỏ phần nội tạng bên trong bụng mực và cắt khoanh. Nếu muống cắt miếng thì bạn xem các bước tiếp theo nhé!
Bạn có thể tham khảo Cách chọn và sơ chế mực tươi ngon nhất.
Mổ mực
– Xẻ dọc bụng mực
– Cạo sạch phần nội tạng bên trong
– Dùng dao sắc cắt nhẹ một đường phía đầu thân mực để tạo một đường gờ giữa da và thịt mực.
– Một tay giữ chặt phần thịt mực, tay còn lại nắm chắc phần da mực và kéo lên.
– Lần lượt kéo từng phía, bạn sẽ dễ dàng loại bỏ hoàn toàn được phần da mực.
Làm sạch phần ruột và đầu mực
– Cắt rời ruột ra khỏi đầu, xẻ đầu mực và rửa sạch.
– Nếu muốn sử dụng phần ruột thì loại bỏ túi mực và kéo bỏ sợi chỉ đen trong ruột mực ra.
– Cuối cùng bạn rửa sạch đầu và thân mực đã được làm sạch là xong!.
Vậy là đã xong công đoạn làm mực. Nếu sợ mực tanh bạn có thể xem cách khử mùi tanh của mực để biết rõ hơn.
Những lưu ý khi làm mực tươi không phải ai cũng biết
- Phần đầu và râu mực, nếu bạn thích, có thể giữ nguyên
- Khâu rửa mực sau khi làm mực là rất quan trọng, nhưng lưu ý, không rửa quá mạnh tay để tránh làm mất độ ngon của mực
- Bạn cũng có thể giữ lại lớp màng bọc bên ngoài của mực, tuy nhiên, khi làm các món kho, lớp màng này sẽ bị tróc ra, gây mất thẩm mĩ cho món ăn. Do vậy, khuyên bạn nên bóc lớp màng này ở cả phần thân và đầu của mực
- Nếu làm các món ăn yêu cầu độ cầu kỳ như Mực nhồi thịt sốt me các bạn có thể giữ nguyên con mực tươi, tuy nhiên, hầu hết các món ăn từ mực đều yêu cầu phải thái nhỏ. Bạn có thể cắt miếng hạt lựu như trên hình đối với các món yêu cầu có độ giòn sần sật của mực, còn lại, bạn nên khía vảy rồng và thái chỉ lớn
Hầu hết, mực đều bị quắt lại khi chế biến, chính vì vậy bạn nên thái miếng to hơn bình thường 1 chút.
Ướp gừng với mực tươi cũng là một cách để khử mùi tanh và tăng độ thơm cho mực đáng kể!.
Trên đây là một số bước để làm sạch mực tươi theo phong cách chuyên nghiệp. Sau khi làm sạch mực, bạn hoàn toàn có thể tự tin chế biến các món ăn đòi hỏi cao về chất lượng mực.
Nếu đang băng khoăn chưa biết nên làm món ăn gì ngon từ mực, bạn nên tham khảo và làm ngay món Chả mực giã tay Hạ Long chính hiệu để thử trình độ ẩm thực của mình nhé!.
Chúc các bạn thành công và luôn có những món mực thơm ngon!
tham khảo: https://dulichkhatvongviet.com/cach-chon-muc-ngon-khi-du-lich-quang-binh/